Thời
gian nhìn từ những ẩn dụ[1]
GS TS Nguyễn
Đức Dân
về trang chủ
Ẩn dụ quanh ta
Không ít
người nghĩ rằng, ẩn
dụ dường
như chỉ xuất hiện trong thơ văn. Sáng
tạo ẩn dụ là phẩm chất đặc biệt
của giới văn chương.
Mặt trời được
Viễn Phương trong Viếng
lăng Bác dùng làm ẩn dụ chỉ Bác Hồ:
“Ngày
ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Nguyễn Khoa
Điềm lại dùng mặt trời làm ẩn dụ cho Cu Tai, đứa con bé nhỏ của người
mẹ lên nương: “Mặt trời
của mẹ, em nằm trên lưng”.
Với
Trần Tiến, mặt
trời bé con là ẩn dụ
chỉ những cô bé, chú bé
đáng yêu say
mê ca nhạc: “Ngoài kia có cô bé
nhìn qua khe nghe tiếng đàn của tôi/ Ngoài kia có chú bé
trèo cây me, mắt xoe tròn lắng nghe ”
Thực ra, như
chứng minh của hai nhà ngôn ngữ học G. Lakoff và M. Johnson
(1980), ẩn dụ có trong ngôn
ngữ đời thường. Ngày ngày chúng ta dùng ẩn dụ và
ai cũng dùng ẩn dụ,
những ẩn dụ tri
nhận (cognitive metaphor). Những ẩn dụ đã
thấm vào mỗi người
đến mức chúng ta dùng ẩn dụ mà không biết là
mình đang dùng ẩn
dụ.
Cô lái đò của Nguyễn
Bính tính đã ba mùa xuân đến (Xuân này đến
nữa đã ba
xuân,/Đóm lửa tình duyên tắt nguội dần.) Ai cũng đã
từng nói những câu như “Năm cũ sắp qua, năm mới
sắp tới”,
Tết đến, xuân về, nhà nhà chuẩn
bị đón xuân sang”, hoặc “Xuân sang, hạ tới, thu qua,
đông lại”. Và “Thời
giờ thấm thoắt thoi đưa/Nó đi, đi mãi có chờ ai
đâu”, “Giờ hành động đã đến”. Bởi chúng ta đã nhận
thức một ẩn dụ “Thời gian thì chuyển
động”.
Sang xuân và xuân sang
Nhiều hiện
tượng được giải thích từ những
ẩn dụ khác nhau.
Có những cách nói
ngược nhau nhưng lại đồng nghĩa: xuân sang và sang
xuân, tuần sau và tuần tới, tuần
trước và
tuần qua…Ở mỗi
cặp trên, vế đầu dùng theo ẩn dụ “thời
gian thì
chuyển động” còn vế sau lại là ẩn dụ “chúng ta chuyển động trong
thời gian” (Thời gian là
một không gian).
Điều này còn
thấy trong những cách nói “Ta đi
tới” (thơ Tố
Hữu),
“Chúng ta đã bước vào thiên niên kỷ
mới”, “Vào mùa khô”, “sắp
sang xuân”, “đến
Tết”, “ra giêng”… Ngày tháng tăng dần, nghĩa là
thời gian đến chúng ta từ phía trước.
Tuần lễ đến trước rồi sẽ thành
quá khứ và được gọi là tuần trước, tuần lễ đến sau
gọi là tuần sau đang còn ở tương lai. Còn như chúng ta
chuyển động trong thời gian thì tuần lễ
chúng ta đã đi qua (chỉ quá khứ) là tuần qua. Tuần lễ chúng ta sẽ đi
tới, tuần tới, cũng trỏ thời tương lai, đồng
nghĩa với tuần sau. Những
đơn vị trỏ thời gian khác như giờ, ngày, tháng,
quý, năm…kết
hợp với trước, qua tạo ra những
thời đoạn trong quá
khứ, kết hợp với sau,
tới tạo ra những thời đoạn trong tương lai.
Trong
tiếng Việt có
hiện tượng rất thú vị là các từ ngữ không
gian chuyển thành các từ ngữ thời gian. Các từ trước,
đây, sau trỏ quan hệ
vị trí trong không gian cũng lần lượt
được dùng để
miêu tả thời gian xảy ra trong quá khứ,
hiện tại và tương lai. Không những vậy, chúng thành
những mốc cho trục thời gian TRƯỚC –
ĐÂY – SAU. Chúng
có thể dùng làm
điểm nhìn
khi nói. Trong câu “Trước
đấy ông là thần
tượng của tôi. Nhưng một ngày nọ tình cờ tôi phát hiện ông chỉ
là kẻ đạo đức giả. Sau này quan hệ giữa chúng tôi nhạt hẳn
đi.” Các từ trước
đấy, ngày nọ, sau này…đều chỉ
các hiện tượng xảy ra trong quá khứ vì người nói
đã kéo
thời gian về các
điểm lấy làm
điểm nhìn
đấy, nọ, này…
Thời gian là
một đối tượng chuyển động nên có
đầu có cuối: đầu
tuần, đầu năm, đầu giờ, cuối
buổi…
“tới đầu tháng 7
năm sau mới tăng
lương”. Đặt trong một phát ngôn thể hiện
những hành vi cụ thể, những tổ hợp trên
sẽ tạo ra ý
nghĩa thời gian cụ thể. Khi nghe “Cuối buổi
sáng nay, mời ông quay lại đây”, “Đầu giờ
chiều nay, mời ông quay
lại đây”… Việc
được đề nghị, yêu cầu, hay mời làm thì chưa xảy ra nên
“cuối buổi sáng nay”, “Đầu giờ chiều nay”
trong những câu trên đều chỉ thời gian trong
tương lai.
Sao lại là năm ngoái?
Hết một năm
hay sắp sang năm
mới, người Việt có thói quen điểm lại,
tổng kết lại những sự việc
được mất, may rủi trong trong chặng
đường đời một năm. Đó là lúc
người ta ngoái nhìn lại, từ
đầu năm tới cuối năm. Vậy là hình
thành cách nói năm ngoái,
tức là năm qua. Năm
là đơn vị thời gian duy nhất trong cuộc
đời không dài quá nhưng
cũng không ngắn quá mà người ta ngoái nhìn lại.
Ngày, tuần, tháng thì quá ngắn nên không có cách nói *tháng ngoái, *tuần ngoái, *ngày ngoái. Còn thế kỷ thì quá dài,
mấy ai đi qua mốc trăm
năm, nên cũng không có *thế
kỷ ngoái.
Người
Việt lưỡng phân ngày/đêm. Ngày
được chia thành những
thời đoạn sáng,
sớm, trưa, chiều,
tối. Tên chung cho
những đơn vị này, tức “loại từ”
thời gian, là buổi (trỏ thời
gian lao động, làm hay học),
bữa (thời gian ăn) và
ban. Buổi
sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối.
Bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều, bữa tối. Tôi không rõ gốc gác của ban là gì trong những cách nói ban
sáng, ban trưa, ban chiều, ban tối, ban đêm.
Người Việt phân biệt
nhiều trạng thái thời gian quá
khứ hơn là trạng thái thời gian hiện
tại và tương lai.
Chúng ta có những 10 từ ấy, nãy, đó, nọ, kia,
qua, trước, rồi, ngoái, xưa trong những
kết hợp thể hiện thời gian quá khứ. Nhưng dùng trong
những kết hợp chỉ hiện thời hiện
tại (và duy nhất giờ đây) chỉ có hai
từ này, nay. Trỏ tương lai có sau, tới và nữa (và
duy nhất có phân biệt 3
ngày trong tương lai mai, mốt, kia). Có thể nguyên do
là những điều đã biết, đã xảy ra thì dễ thấy hơn và do vậy dễ phân
biệt được nhiều hơn những điều
dự đoán.